Sổ tay cấp cứu tai nạn lao động

29/Aug/2023
 

Bài 1: CẤP CỨU NGỪNG THỞ NGỪNG TIM

I.Mục tiêu:
-Phát hiện người bị ngừng thở, ngừng tim.
-Thực hiện hô hấp nhân tạo đúng cách.
-Tiến hành cấp cứu ngừng thở, ngừng tim, đúng quy trình kỹ thuật.
II.Nội dung:
1.Dấu hiệu phát hiện người bệnh bị ngừng thở, ngừng tim.
- Toàn thân da tím tái.
- Thở ngáp, không còn động tác thở.
- Không sờ thấy mạch ở cổ và bẹn, tim không đập.
- Phải tiến hành cấp cứu ngừng thở, ngừng tim ngay lập tức, vì nếu để quá 3 phút, tế bào não sẽ khôg hồi phục trở lại.
2. Hô hấp nhân tạo:
  Sau khi đã xác nhận ngừng thở, phải tiến hành hô hấp nhân tạo ngay. Phương pháp thông dụng, hiệu quả nhất là hà hơi thổi ngạt, gồm các động tác sau:
- Đặt bệnh nhân nằm ngửa, cổ ưỡn, độn vai.
- Khai thông đường thở: Lau sạch mũi miệng, lấy dị vật ở mũi miệng (nếu có).
- Nới rộng quần áo cho nạn nhân.
* Người làm hô hấp nhân tạo quỳ ở cạnh đầu người bệnh:
- Một tay đẩy cằm nạn nhân ra phía trước và lên trên để bệnh nhân há miệng.
- Một tay đặt lên trán nạn nhân, bóp chặt 2 lỗ mũi.
- Hít một hơi dài, áp miệng mình vào miệng nạn nhân rồi thổi (có thể đặt 1 khăn mùi xoa lên miệng nạn nhân trước khi thổi).
- Khi thổi quan sát xem ngực nạn nhân có phồng lên hay không  ( nếu ngực phồng lên là được).
- Ngửa mặt lên, hít một hơi dài. Bỏ tay đang bịt mũi nạn nhân, để nạn nhân tự thở ra.
- Thổi như vậy từ 15-18 lần trong  1 phút, tới khi nạn nhân tự thở được.
Có thể bịt miệng nạn nhân thổi vào mũi.
-Kết hợp vừa hà hơi, vừa thổi ngạt, vừa xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
*Đối với trẻ nhỏ, người cấp cứu có thể áp miệng vào cả mũi và miệng đứa bé và thổi nhẹ nhàng.
3. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực:
  Khi một nạn nhân bị ngừng tim phải tiến hành bóp tim ngoài long ngực ngay:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, nằm ngửa tối đa.
- Lau sạch mũi miệng, lấy dị vật ở mũi, miệng (nếu có).
- Người cấp cứu đặt lòng bàn tay trái lên phần nửa dưới xương ức, bàn tay phải để chéo lên góc lên bàn tay trái.
- Duỗi thẳng 2 tay, ấn thẳng vuông góc với lồng ngực, sao cho xương ức lún sâu xuống 3-4 cm.
- Làm nhịp nhàng 60 -70 lần trong 1 phút.
- Tiến hành kiên trì tới khi tim đập trở lại, nếu sau 1 giờ cấp cứu tim không đập trở lại thì mới thôi.
- Đối với trẻ nhỏ, chỉ cần dùng 2 ngón trỏ và 2 ngón giữa bắt chéo lên nhau, ép tim nhẹ nhàng từ 80 – 100 lần trong 1 phút.
Phải tiến hành song song bóp tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo. Cứ 4- 5 lần bóp tim lại 1 lần thổi ngạt.
 
BÀI 2: SƠ CỨU CHOÁNG
 
I, Mục tiêu:
Nhận biết dấu hiệu choáng.
Tiến hành  xử lý choáng ban đầu cơ sở.
II, Nội dung:
1.Đại cương:
Choáng là một tình trạng bênh lý phức tạp, do nhiều nguyên nhân gây ra, như:
- Bỏng nặng.
- Vết thương chảy nhiều máu.
- Do gãy xương lớn: xương đùi, xương chậu…vết thương bụng có lòi tạng ra ngoài, vết thương thấu ngực…
- Choáng phản vẹ dùng thuốc.
- Các bệnh gây mất nước nhiều: ỉa chảy kéo dài, nôn nhiều…
2. Dấu hiệu:
- Mặt xanh xám, toát mồ hôi, chân tay lạnh.
- Vẻ mặt lo âu hoảng hốt.
- Mạch nhanh nhỏ, có khi không bắt được ở cổ tay, chỉ sờ thấy mạch ở cổ và bẹn,
- Thở nhanh, nông, nhịp thở tới 50-60 lần/ phút.
- Huyết áp hạ, huyết áp càng hạ tiên lượng càng xấu.
- Đái ít, có thể vô niệu.
- Tri giác giảm dần, tiến tới hôn mê.
3. Xử lý choáng:
Phải xử lý chống choáng ngay từ đầu khi tiên lượng sẽ có choáng xảy ra. Không nên chờ đến khi dấu hiệu choáng rõ mới xử lý.
-Đặt nạn nhân nằm ngửa, nâng cao chân, nằm ở nơi kín gió.
- Nới rộng quần áo cho nạn nhân.
- Ủ ấm về mùa lạnh.
- Cho uống nước chè đường ấm hoặc dung dịch ORS ( nếu không có tổn thương ở vùng bụng).
- Lau sạch đờm dãi, làm thong thoáng đường thở cho nạn nhân.
- Xử lý nguyên nhân gây ra choáng:
Ví dụ: Cố định gãy xương, băng vết thương chảy máu…
-Chuyển nhanh chóng, nhẹ nhàng nạn nhân lên tuyến trên điều trị.
 
Bài 3: BĂNG BÓ

I.Mục tiêu:
1. Hiểu tác dụng của băng bó.
2. Thực hiện các dạng băng bó đơn giản.
3. Tiến hành băng được những vết thương cơ bản, đúng kỹ thuật.
II. Nội dung:
1.Tác dụng của băng bó:
-Che chở, bảo vệ vết thương, giảm đau cho nạn nhân.
- Cầm máu trong vết thương phần mềm, vết thương đứt tĩnh mạch, mao mạch.
- Tham gia hút dịch máu mủ, làm sạch vết thương.
- Phối hợp với nẹp, cố định tạm thời gãy xương.
2. Nguyên tắc chung khi băng bó:
Có 8 nguyên tắc sau đây:
-Trước khi băng vết thương phải được sát khuẩn sạch sẽ.
- Bông băng dụng cụ phải đảm bảo vô trùng. Tay cấp cứu viên phải sạch sẽ.
- Vòng băng phải che kín vết thương, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, thấm hút dịch tốt.
- Băng vừa chặt, vòng sau đè lên ½  đến 2/3 vòng trước.
- Khi băng chân tay thì băng từ dưới lên trên, để hở đầu chi tiện cho việc theo dõi.
- Cuộn băng lăn sát cơ thể, di từ trái sang phải không để rơi băng.
- Băng nhẹ nhàng, nhanh chóng, không làm tổn thương them tổ chức, không làm bệnh nhân đau đớn thêm.
- Khi buộc nút băng, không buộc đè lên vết thương, đầu xương hoặc những chỗ bị tỳ đè.
3. Các loại băng: có nhiều loại băng.
- Băng cuộn: hay dùng nhất.
- Băng dính: Các vết thương nhỏ.
- Băng tam giác, băng bốn giải: Băng các vị trí đặc biệt.
4. Tiến hành băng bó vết thương đơn giản:
- Nhân viên y tế rửa tay sạch, bộc lộ vết thương.
- Lau rửa vết thương sạch sẽ (xem bài thay băng, rửa vết thương).
- Sát khuẩn vết thương và xung quanh vết thương.
- Đặt gạc vô khuẩn lên mặt vết thương.
- Băng từ dưới vết thương trở lên, băng vừa chặt, vòng sau đè lên ½ đến 2/3 vòng trước.
Tùy các vết thương mà có vòng băng cho phù hợp.
-Băng kín vết thương, buộc nút băng cố định.
-Kiểm tra lại, nếu băng quá lỏng hoặc quá chặt thì băng lại.
5. Một số hình ảnh đường băng:
- Băng vòng khóa: 2 vòng băng đầu tiên khởi đầu bằng các loại đường băng.
- Băng bẹn
- Băng xoáy ốc.
- Băng chữ nhân
- Băng số 8
 
Bài 4: SƠ CỨU VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM, CHẢY MÁU (GA RÔ, BĂNG ÉP)
 
I, Mục tiêu:
1.Trình bày các dấu hiệu chảy máu.
2. Nêu nguyên nhân và mục đích cầm máu.
3. Nguyên tắc đặt ga rô.
4.Tiến hành ga rô băng ép đúng quy trình kỹ thuật.
II, Nội dung:
1.Đại cương:
Vết thương phần mềm là những vết thương gây tổn thương ở da, tổ chức dưới da và các cơ. Vết thương phần mềm rất dễ nhiễm khuẩn, vì vậy sơ cứu ban đầu rất quan trọng.
Vết thương phần mềm rất đa dạng, có thể kèm theo các loại tổn thương khác như: gãy xương hở, vết thương mạch máu, vết thương thần kinh…
2. Sơ cứu vết thương phần mềm:
2.1.Vết thương phần mềm nhỏ, sạch:
- Sát khuẩn vết thương bằng dung dịch sát khuẩn như: nước muối sinh lý, dung dịch oxy già…
- Sát khuẩn xung quanh vết thương bằng cồn pha loãng.
- Thấm khô vết thương bằng  gạc sạch.
- Đặt gạc vô trùng lên vết thương.
- Băng kín vết thương bằng băng dính hoặc băng cuộn nhỏ.
2.2. Vết thương phần mềm lớn, giập nát, bẩn:
- Rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng (hoặc dung dịch oxy già).
- Nhặt nhẹ nhàng đất cát hoặc di vật bẩn trên miệng vết thương (không được chọc ngoáy, thăm dò vết thương).
- Đặt gạc vô khuẩn lên miệng vết thương, dùng băng cuộn lại.
- Nếu là vết thương ở chân tay, nẹp cố định lại chân tay.
- Chuyển sớm bệnh nhân lên tuyến trên điều trị.
3. Sơ cứu vết thương chảy máu:
3.1. Mục đích và nguyên tắc cầm máu vết thương:
Máu lưu thong khắp cơ thể, cung cấp cho các tổ chức, tế bào oxy và các chất dinh dưỡng, vì vậy khả năng chảy nhiều máu ở các tổ chức thiếu máu nuôi dưỡng sẽ hoại tử, đồng thời lưu lượng tuần hoàn giảm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan quan trọng của cơ thể như não, tim , thận. Cho nên khi nạn nhân có vết thương chảy nhiều máu phải tiến hành cầm máu ngay tức thì.
3.2. Dấu hiệu các loại chảy máu:
a. Chảy máu động mạch: Khi đứt động mạch, máu chảy đỏ tươi, phun thành tia và phun mạnh khi mạch đập. Khi chặn tay ở vết thương máu sẽ ngừng chảy hoặc giảm bớt.
b. Chảy máu tĩnh mạch: Máu chảy đỏ sẫm, máu chảy đùn ra không theo nhịp tim. Nếu chặn ép lên vết thương hoặc ấn mạnh phía dưới vết thương, máu sẽ ngừng chảy hoặc giảm chảy rõ.
c. Chảy máu mao mạch: Máu chảy rỉ ra từ vết thương.
3.3. Kỹ thuật cầm máu:
- Cầm máu vết thương đứt tĩnh mạch, mao mạch: Băng ép vết thương.
* Nhanh chóng ép trực tiếp lên vết thương hoặc dùng 2 tay ép 2 mép vết thương lại. Nếu có điều kiện thì đặt lên mặt vết thương một miếng gạc hoặc một miếng vải sạch trước khi ép trực tiếp lên mặt vết thương.
* Để bệnh nhân nằm hoặc ngồi ở tư thế thuận tiện, thoải mái, nâng cao vùng bị tổn thương để làm giảm chảy máu.
* Dùng băng cuộn băng ép lên miếng gạc xung quanh vết thương.
* Nếu máu thấm qua băng thì dùng băng vải quấn them lên băng cũ.
* Cho bệnh nhân uống nước chè đường ấm.
* Chuyển ngay bệnh nhân lên tuyến trên điều trị.
- Cầm máu vết thương đứt động mạch:
* Chỉ tiến hành đặt ga rô khi đứt động mạch.

Nguyên tắc đặt ga rô có 7 nguyên tắc sau:
+ Chỉ đặt ga rô khi vết thương đứt động mạch. Không đặt ga rô bừa bãi, nhất là khi vết thương chỉ đứt tĩnh mạch mao mạch.
+ Không đặt ga rô trực tiếp lên da vì gây them tổn thương lên da.
+ Đặt ga rô vừa phải để cầm máu.
Không xoắn quá chặt làm bệnh nhân đau.
Không lỏng quá vì máu sẽ tiếp tục chảy.
+ Không đặt ga rô quá xa vết thương.
Nếu vết thương nhỏ, đặt ga rô trên vết thương 2-3 cm.
Nếu vết thương lớn, đặt ga rô trên  vết thương 5cm.
+ Không để ga rô quá lâu, trung bình 1 giờ nới ga rô 1 lần, mỗi lần nới từ 1-2 phút, không nới quá 5 lần ( tổng số giờ đặt ga rô không quá 6 giờ).
+ Phải ghi phiếu ga rô rõ rang, để phiếu trên người bệnh nhân nơi dễ nhìn thấy nhất. Chữ viết phiếu ga rô và khung màu đỏ để dễ dàng phát hiện.
+ Vận chuyển bệnh nhân ưu tiên số 1.  Khẩn trương đưa bệnh bênh về cơ sở y tế có phương tiện phẫu thuật gần nhất.
Kỹ thuật đặt ga rô:
+ Trong khi chuẩn bị đặt ga rô, cần bảo người phụ hoặc bênh nhân ấn chặt vào phía trên đường đi của động mạch.
Chi trên: ấn vào hõm nách, phía trước trong cánh tay, hay phía trong nếp khuỷu.
Chi dưới: ấn vào giữa nếp bẹn.
Nếu bị thương ở bẹn thì ấn chặt vào bên trái dưới rốn (động mạch chủ bụng).
+ Dùng 1 miếng gạc đặt vòng quanh chỗ định đặt ga rô, Sau đó quấn 3 vòng băng cao su ga rô:
Vòng 1: Vừa phải
Vòng 2: Chặt hơn
Vòng 3: Chặt nhất
+ Sau khi quấn kiểm tra lại, nếu vẫn chảy máu thì phải quấn lại.
Tiến hành băng vô khuẩn vết thương và bất động chi.
+ Khi nới gạc ga rô phải từ từ, vừa nới vừa quan sát vết thương, phần chi dưới vết thương, đồng thời đề phòng sốc xảy ra.
Nếu không có dây ga rô thì có thể đặt 1 cuốn băng trên đường đi của động mạch, rồi quấn băng hay vải xung quanh, dùng 1 que nhỏ xoắn chặt lại tới khi máu ngừng chảy.
Cố định que, tránh va chạm vào vết thương. 
 
PHIẾU GA RÔ
CẤP CỨU SÓ 1
 
Họ và tên bệnh nhân:                                            Tuổi:
Địa chỉ:
Vị trí vết thương:
Ngày, tháng:                      Giờ:                     đặt ga rô.
         Họ và tên người đặt ga rô:                                     Chức vụ:
            Chuyển bệnh nhân hồi:        giờ, ngày         tháng         năm
        Nới ga rô lần 1:       giờ, ngày             người nới, chức vụ:
        Nới ga rô lần 2:       giờ, ngày             người nới, chức vụ:
        Nới ga rô lần 3:       giờ, ngày             người nới, chức vụ:
        Nới ga rô lần 4:       giờ, ngày             người nới, chức vụ:
        Nới ga rô lần 5:       giờ, ngày             người nới, chức vụ:
 
Bài 5:SƠ CỨU GÃY XƯƠNG

I.Mục tiêu:
1.Hiểu được mục đích, phân loại và các nguyên nhân gây gãy xương.
2. Tiến hành cố định gãy xương đúng kỹ thuật.

II. Nội dung:
1.Các nguyên nhân gây gãy xương:
-Có thể do lực tác động trực tiếp :
Ví dụ:  bị đánh mạnh, bị ngã, rơi từ trên cao.
-Có thể do lực gián tiếp. Lực này có thể di chuyển từ điểm tiếp nhận lực đến nơi khác trong cơ thể và làm gãy xương ở đó.
Ví dụ: bước hụt chân hay sẩy chân…
2.Phân loại:
  Gãy xương là tình trạng tổn thương ảnh hưởng tới toàn vẹn của xương.       Gãy xương có 2 loại:
-Gãy xương kín: Khi ổ gãy xương không thong với môi trường bên ngoài da, da có thể bị bầm hoặc sưng.
- Gãy xương hở: Khi ổ gãy xương thông với môi trường bên ngoài da. Nhìn trên vết thương thấy có đầu xương nhô ra hoặc thấy có dịch tủy xương ánh vàng như mỡ lẫn máu chảy ra. Loại này rất nguy hiểm vì có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
+ Trật khớp xương có thể do lực xoắn mạnh vào một vị trí không bình thường hoặc co rút cơ mạnh. Có thể kèm theo đứt dây chằng. Các khớp thường hay bị trât là khớp vai, khớp ngón tay cái, ngón tay và các khớp ở cằm.
3. Dấu hiệu chính của gãy xương:
- Đau nhức nơi gãy xương.
- Mất cử động cơ năng chi bị gãy xương.
- Biến dang chi:
+ Xung quanh chỗ gãy xưng nề, da hơi đỏ.
+ Lệch trục chi, chi ngắn lại và gấp góc.
-Ấn nhẹ vào điểm gãy nạn nhân đau nhói có thể nghe thấy tiếng “ Lạo xạo xương”.
4. Mục đích cố định tạm thời gãy xương:
- Không biến gãy xương kín thành gãy xương hở.
- Giảm đau. Phòng chống sốc ( sốc do đau đớn).
- Không làm tổn thương mạch máu và thần kinh xung quanh ổ gãy xương.
5. Sơ cứu gãy xương:
*Cần lưu ý:
-Ngăn không cho bất cứ cử động nào ở chỗ gãy.
- Chưa được di chuyển nạn nhân khi chưa cố định chỗ gãy xương. Cố định gãy xương là điều rất quan trọng ( xem bài cố định gãy xương) .
*Nguyên tắc:
- Nếu có vết thương khác phải sơ cứu vết thương đó trước, nhưng không được làm lệch chỗ gãy xương.
- Phải cố định trên ổ gãy 1 khớp và dưới ổ gãy 1 khớp.
- Cố định chi gãy theo tư thế cơ năng:
Chi trên cố định gấp khuỷu tay 90o
Chi dưới duỗi thẳng 180o
-Trường hợp gãy hở cần chú ý:
+ Không được kéo đầu xương gãy vào trong ổ gãy.
+ Băng bó vết thương rồi cố định theo tư thế gãy.
Sau khi cố định, buộc chỉ gãy với phần lành của cơ thể để giảm bớt sự di lệch.
+ Gãy chi trên buộc ép với than mình.
+ Gãy chi dưới buộc ép với chi lành.
a.Gãy xương cánh tay:
- Đỡ nạn nhân ngồi, nhẹ nhàng đặt tay bị thương cao ngang ngực sao cho nạn nhân thấy dễ chịu, giữ ở tư thế đó.
- Dùng băng tam giác, treo tay nạn nhân và buộc cố định vào trước ngực, đặt miếng đệm lót mềm giữa tay và ngực và dùng băng cuộn lớn buộc chặt quanh ngực và vòng qua lớp băng treo.
- Nếu không có băng treo tam giác thì đặt nẹp cố định:
Đặt 2 nẹp:
+ Một nẹp bên trong, đầu trên tớ hố nách, đầu dưới quá khuỷu tay.
+ Một nẹp bên ngoài, đầu trên quá mỏm vai, đầu dưới quá khuỷu tay.
Băng cố định lại, buộc ép cánh tay vào người.
b. Gãy xương cổ tay và cẳng tay:
- Cố định bằng băng tam giác, băng cuộc như gãy xương cánh tay.
- Hoặc cố định bằng 2 nẹp:
Đặt 2 nẹp, một bên trong và một bên ngoài, cả 2 nẹp đặt từ quá khuỷu tay, đến các đầu ngón tay.
Cố đinh 2 nẹp vào cẳng tay.
Treo ở tư thế ngửa bàn tay lên phía trên, và buộc ép vào người.
c. Gãy xương bàn tay và ngón tay:
- Nếu nạn nhân mang nhẫn thì tháo bỏ ngay trước khi sưng tấy. Cố định ngón tay gãy với ngón tay lành.
- Đặt miếng đệm ở long bàn tay để giữ cho bàn tay ở tư thế ngửa bàn tay lên phía trên, xong dùng nẹp cố định bàn tay, có xương gãy với cẳng tay.
- Dùng băng chéo treo cẳng tay có ngón tay gãy lên.
d. Gãy xương cẳng chân:
- Cách thứ nhất: Đỡ nạn nhân nằm ngửa, cố định chân bị thương với chân lành, để đệm lót giữa 2 chân. Băng cố định 2 cổ chân và trên đầu gối. Băng cố định cả phía trên và dưới chỗ gãy.
- Cách thứ hai: Đỡ nạn nhân nằm ngửa. Đặt 2 nẹp : Một nẹp trong từ giữa đùi đến mắt cá chân trong, một nẹp từ giữa đùi đến mắt cá ngoài. Cố định chắc 2 nẹp vào chân lành với chân gãy bằng 3 nút: Trên đầu gối, dưới đầu gối và sát cổ chân.
e. Gãy xương đùi hoặc xương chậu:
- Đỡ nạn nhân nẳm ngửa.
- Đặt 2 nẹp:
Một nẹp phía trong đầu trên sát bẹn, đầu dưới quá mắt cá chân.
Một nẹp phia ngoài, đầu trên sát hố nách, đầu dưới quá mắt cá chân.
Cố định 2 nẹp vào chi bằng 5 nút buộc như sau: 1 nút sát đầu nẹp trong, 2 nút ở hai đầu trên và dưới chỗ xương gãy, một nút ngang đầu gối và một nút sát cổ chân.
-Sau cùng buộc chân gãy vào chân lành.
- Vận chuyển bằng cáng cứng.
f. Gãy xương đòn:
- Đỡ nạn nhân ngồi xuống. Băng kiểu số 8 từ 2 mỏm vai qua lưng cho lồng ngực ưỡn ra để xương gãy không đâm vào đỉnh  phổi.
- Hoặc đặt tay phía xương đòn gãy chéo ngang ngực và buộc bằng băng  treo, rồi cố định cánh tay với ngực bằng băng cuộn lớn trên băng treo.
g. Gãy xương xườn:
- Nhanh chóng băng vết thương bằng băng dính.
- Dùng băng treo cố định bên phía bị gãy sườn để đỡ trọng lượng của tay.
- Chuyển nạn nhân trong tư thế ngồi tựa sang bên đau.
h. Tổn thương cột sống hoặc xương cổ:
- Trấn an nạn nhân, giữ cho họ không được cử động
- Đặt 2 bàn tay 2 bên tai nạn nhân để giữ cho đầu cố định ở giữa.
- Cố định đầu bằng cách cuốn vải thành cổ áo và đặt quanh cổ nạn nhân. Không để cổ và sống lưng cong.
- Luôn giữ cho cổ và cơ thể trên 1 đường thẳng cả khi đặt nạn nhân vào cáng cứng và trong khi vận chuyển. Dùng gối, đệm cát chèn 2 bên đầu, 2 bên cổ nạn nhân.
* Chú ý:
- Nếu cột sống bị gãy thì nạn nhân có khả năng không di chuyển được nữa. Nạn nhân sẽ không cử động, bạn phải gọi ngay sự hỗ trợ của đội cấp cứu y tế.
- Nếu xương sọ bị vỡ có thể máu sẽ chảy ra ngoài tai hoặc mũi, nạn nhân có thể bất tỉnh. Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Dấu hiệu cho thấy xương gãy hoặc vết thương tiến triển xấu:
-         Sốt
-         Đau và tiếp tục sưng tấy.
-         Các ngón tay và ngón chân trở nên xám lạnh.
-         Có mủ chảy ra từ vết thương.
 
 Bài 6:  SƠ CỨU BỎNG
 
I.Mục tiêu:
- Nắm được nguyên nhân gây bỏng.
- Tiến hành sơ cứu bỏng đúng cách khi gửi lên tuyến trên.

II. Nội dung:
1.Khái niệm:
  Bỏng là tổn thương do tác dụng trực tiếp của các yếu tố vật lý (nhiệt, bức xạ, điện…) và hoá học gây ra trên cơ thể. Da là bộ phận thường bị tổn thương nhất khi bị bỏng, kế đến là các lớp sâu dưới ga (cân, cơ, xương, khớp, mạch máu, thần kinh) và một số cơ quan (đường hô hấp, ống tiêu hoá, bộ phận sinh dục)…
2. Nguyên nhân gây bỏng:
+ Bỏng Do Nhiệt: thường gặp nhất. Chia thành hai nhóm: Nhóm do nhiệt khô (lửa, tia lửa điện, kim loại nóng chảy…)  và nhóm do nhiệt ướt (nước sôi, thức ăn nóng sôi, dầu mỡ sôi, hơi nước nóng…) .
+ Bỏng Do Dòng Điện chia thành hai nhóm: Do luồng nhiệt có hiệu điện thế thông dụng (dưới 1000 volt) và do luồng điện có hiệu điện thế cao (trên 1000 volt). Sét đánh cũng gây bỏng do luồng điện có điện thế cao.
+ Bỏng Do Hoá Chất : gồm các chấy oxy hoá, chất khử oxy, chất gặm mòn, chất gây độc cho bào tương, chất làm khô, chất làm dộp da. Trên lâm sàng được chia thành hai nhóm: Nhóm Acid acids Sulfuric, Nitrics, Chlohydric…) và nhóm Chất Kiềm (NaOH, KOH, NH4OH…). Bỏng do vôi là loại bỏng vừa do sức nhiệt vừa do chất kiềm.
+ Bỏng Do Bức Xạ: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Laser…
ngoài ra, còn có bỏng do Nhựa đường, tai nạn giao thông…
3.Phân loại:
Bỏng được chia làm ba loại:
+ Bỏng độ I: Da đỏ lên, chỉ ảnh hưởng đến lớp da ở nông nhất, vết bỏng lành nhanh nhưng da bị tổn thương có thể tróc ra sau đó vài ngày. Rám nắng được xếp vào loại bỏng độ 1.
+ Bỏng độ 2: Da bị tổn thương sâu hơn, tạo bóng nước. Tuy nhiên một phần chân bì (phần sâu của da) vẫn còn nên da có thể tái tạo lại được. Vì vậy, bỏng độ 2 thường lành, không để lại sẹo, trừ khi diện tích bỏng quá rộng.
+ Bỏng độ 3: Huỷ hoại toàn bộ bề dầy của da. Vùng da bỏng có mầu trắng hoặc cháy sém. Nếu bỏng sâu có thể tới cơ và xương.
  Bề sâu của vết bỏng tuy quan trọng cho việc vết bỏng thành sẹo tốt hoặc xấu nhưng chính bề mặt vết bỏng là yếu tố quan trong quyết định việc biến chuyển toàn thân của người bỏng: bề mặt da bị bỏng càng rộng càng nguy hiểm cho tính mạng vì mất nhiều nước và đau nhiều. Bỏng chiếm trên 15% diện tích được coi là bỏng nặng.
4.Ảnh Hưởng Và Biến Chứng
  Bệnh bỏng được xác định khi diện bỏng từ 10-15% diện tích cơ thể trở lên hoặc khi có bỏng sâu (từ 3-5% diện tích trở lên). Chấn thương bỏng gây các rối loạn chức năng toàn thân và các biến đổi bệnh lý xuất hiện có tính chất quy luật từ khi bị bỏng cho đến khi khỏi hoặc chết.

+ Bỏng lan rộng độ 1: gây đau, bồn chồn, nhức đầu, sốt nhưng không nguy hiểm.
+ Bỏng độ 2 hoặc 3 trên 10% diện tích da, có thể bị sốc, mạch tăng, huyết áp hạ do cơ thể mất một lượng lớn dịch chứa Protein ở vùng bỏng. Sốc có thể gây chết nếu không điều trị kịp thời bằng bù dịch.
Khi bị bỏng, da không thể bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng được nữa. Nhiễm trùng vùng da bị bỏng rộng có thể gây biến chứng chết người.
Bị bỏng mắt, cần xử trí kịp thời để bảo vệ mắt. Ngay sau khi bị bỏng, cần rửa mắt nhiều lần bằng nước lạnh sạch, vô khuẩn, sau đó gửi đến chuyên khoa mắt.
5. Sơ cứu bỏng:
 Khi bị bỏng cần phải sơ cứu nhanh chóng và khẩn trương, tránh những hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, việc sơ cứu cần phải được thực hiện rất cẩn thận và đúng cách. Những kiến thức cơ bản sau sẽ giúp bạn xử trí nhanh chóng và đem lại hiệu quả khi sơ cứu bỏng.
a. Sơ cứu Bỏng Nhẹ:
- Dập tắt nguyên nhân gây bỏng.
- Nhúng vùng bị bỏng vào vòi nước lạnh ngay lập tức.
- Hoặc đắp chỗ bỏng bằng gạc (khăn tay hoặc khăn tắm) thấm nước lạnh cho đến khi bớt đau.
- Tháo hết các đồng hồ, vòng đeo tay, nhẫn, dây thắt lưng hoặc quân áo chật tại vùng bị bỏng trước khi chỗ bỏng sưng lên.
- Băng lại bằng gạc sạch (vô trùng).
b. Sơ cứu Bỏng Nặng:
Bỏng hoá chất: 
-Dùng nước lạnh để dội sạch các hoá chất dính trên cơ thể nạn nhân. Nếu như đó là loại hoá chất quá mạnh như bỏng vôi, có thể dùng bàn chải hay chổi lông để loại bỏ nó sau đó mới xả nước.

- Cởi bỏ quần áo, đồ trang sức bị dính hoá chất.

- Bọc vùng bị bỏng bằng vải khô hay gạc khô để tránh nhiễm trùng.

- Nếu vết bỏng xảy ra ở mắt, cần phải nhanh chóng rửa mắt ngay với nước, rửa nhiều lần để loại bỏ hết hoá chất trong mắt. Ngâm mắt trong nước ít nhất 20 phút. Sau khi rửa xong, nhắm mắt và băng lại bằng gạc mỏng.

Bỏng điện:
- Khi phát hiện nạn nhân bị bỏng điện cần khẩn trương ngắt nguồn điện ra khỏi người nạn nhân. Cần thận trọng trong quá trình ngắt điện, cần dùng vật cách điện như bao tay, que gậy khô.

- Bỏng điện rất nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim.

- Vết bỏng có thể chỉ biểu lộ ra bên ngoài dưới dạng bỏng nhẹ, nhưng nguy cơ phá huỷ khi bị bỏng điện là rất cao, thậm chí nó sẽ ăn sâu vào bên trong dưới lớp biểu bì. Vì thế sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
 
* Chú ý:
Khi sơ cứu bỏng. không được:
- không dùng đá để chườm trực tiếp lên vết bỏng, sẽ gây nên những hậu quả khó lường.

- Không bôi mỡ hay dầu lên vết bỏng. Bôi mỡ hay dầu cá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm trùng.
-  Không nên buộc gạc quá chặt để tránh sức ép lên vết thương.

- Ở chỗ da bị bỏng thường xuất hiện túi phỏng có chứa dịch lỏng bên trong. Bạn không nên chọc vỡ nó mà hãy để nó tự vỡ, để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.

 
Bài 7: SƠ CỨU ĐIỆN GIẬT

     I.Mục tiêu:
    1. Nắm được dấu hiệu của điện giật.
    2.Tiến hành cấp cứu điện giật.
    II. Nội dung:

 

    Điện giật rất nguy hiểm tới tính mạng. So với các loại tai nạn bởi các yếu tố nguy hiểm khác, thì tai nạn do điện cũng thuộc loại cao, có thể gây chết ngưòi trong thời gian ngắn và người bị nạn không thể cảm nhận được mối nguy hiểm đe doạ mình.
- Khi bị điện giật, các cơ của cơ thể bị co giật mạnh, làm người bắn ra.
 – Nếu đang ở trên cao sẽ bị rơi xuống gây chấn thương. Có khi người bị điện giật bị dính vào dây điện, trường hợp này nên cẩn thận vì nạn nhân sẽ bị rơi xuống đất khi cắt điện.
 – Khi bị điện giật, người sẽ bị bỏng và nguy hiểm nhất là ngừng thở, ngừng tim rồi chết.
2. Sơ cứu khi bị điện giật:
  Chất lượng sơ cứu tai nạn điện phụ thuộc nhiều vào sự nhanh nhẹn, tháo vát và cứu chữa đúng cách. Khi có tai nạn điện xảy ra, phải nhanh chóng tách người bị giật ra khỏi nguồn điện và nhanh chóng cứu chữa, không để lãng phí thời gian vào việc xem người đó đã chết chưa.
- Khi phát hiện người bị điện giật, cần nhanh chóng tách họ ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện.
-  Có thể dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại để đẩy, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện.
- Không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nylon, vải khô, đi guốc dép khô hay đứng đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra.
- Người ứng cứu cần cẩn thận vì rất dễ bị điện giật khi cứu nạn nhân do cầm, sờ trực tiếp vào nạn nhân mà quên cắt điện.
- Sau khi tách được người bị điện giật ra khỏi dòng điện, trước hết phải làm cho 2 bộ phận tim, phổi hoạt động, sau đó mới cứu các bộ phận khác: bỏng, gãy xương, dập nát.
* Ngưòi bị nạn vẫn tỉnh: theo dõi vì trong thòi gian đầu hay sốc và rối loạn nhịp tim.
* Người bị nạn bị ngất: Lúc đầu tim mạch và phổi vẫn làm việc bình thường, sau đó do rối loạn chức năng não —-> ngừng thở. Khi đó phải tiến hành hô hấp nhân tạo:
(1)Thông đường hô hấp: để đờm, rãi tự chảy ra không thể trôi vào phổi được bằng cách đặt nằm nghiêng, gập tay người bị nạn đặt bên dưới mặt.
(2) Thổi ngạt: (khi thở bị ngừng)
- Moi đờm, rãi, thức ăn, răng giả trong miệng ra
- Hô hấp nhân tạo: bằng máy hoặc bằng tay: hiệu quả thấp: tốn nhiều sức, ít không khí vào phổi.
- Hà hơi, thổi ngạt: đơn giản, nhiều ưu điểm hơn cả, chỉ cần một người làm và áp dụng ở khắp mọi nơi
Những phút đầu thổi 20 lần/phút, sau: 16 lần/phút.
- Xoa bóp tim: ấn cho lồng ngực bị nén xuống từ 3-4 cm. 60-80 lần / phút.
Cứ kiên trì, tiếp tục làm như vậy cho đến khi nạn nhân tỉnh, thở trở lại
 Theo dõi dấu hiệu môi hồng và mạch ở tay đập của nạn nhân để có nhận xét về tiên lượng đáp ứng cấp cứu cho đến khi có nhân viên y tế đến đón nạn nhân về bệnh viện nơi gần nhất để tiếp tục cứu chữa.
3. Lưu ý khi cấp cứu điện giật:
- Khi ngắt điện, cần đề phòng nạn nhân bị ngã gây chấn thương khiến tai nạn nặng thêm.

 

 

 

 

 

      Dấu hiệu khi bị điện giật:
   – Người vào cứu tuyệt đối không dùng tay để kéo nạn nhân ra khi nguồn điện chưa được cắt để tránh bị điện giật.
   – Toàn bộ công việc cấp cứu ngừng tim chỉ gói gọn trong 3 phút, do vậy người cấp cứu phải thật bình tĩnh, khẩn trương,    thực hiện đúng cách và tiến hành ngay tại nơi xảy ra điện giật.
Chỉ chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế để cấp cứu hồi sức khi bệnh nhân đã tự thở lại và lấy được mạch.
Trên đường chuyển nạn nhân đến bệnh viện, vẫn phải tiếp tục công việc cấp cứu, theo dõi sát sao để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng.
 
Bài 8: CẤP CỨU ĐUỐI NƯỚC
I.Mục tiêu:
- Xử lý được người đuối nước tại cộng đồng.
II. Nội dung:
1.Đại cương:
   Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ôxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động.
   Đối với tai nạn này, việc sơ cứu ngay tại chỗ nhờ những người xung quanh là rất quan trọng, việc đưa tới bệnh viện chỉ nhằm cấp cứu những biến chứng. Vì khi ngập nước, chỉ trong vòng mấy giây là bắt đầu thiếu ôxy và sau 5 phút ngập nước, tim sẽ ngừng đập, não sẽ không hồi phục được. Do đó việc cấp cứu phải tiến hành nhanh. Nạn nhân bị đuối nước có thể bị đuối nước lạnh, nước nóng, nước ngọt, nước mặn vì thế việc sơ cứu cũng phụ thuộc vào nước (nếu nước lạnh thì tìm cách hạ thân nhiệt, nước nóng dễ bị thiếu ôxy não…).

2. Cấp cứu người bị đuối nước:
 a.Cấp cứu ngay ở dưới nước:
 – Nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, tát mấy cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại.
- Nhanh chóng quàng tay qua nách, hoặc gọi thêm người hỗ trợ đưa nạn nhân vào bờ.
- Cấp cứu tại chỗ là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân, nếu xử trí chậm nạn nhân bị thiếu ôxy não rất khó cứu sống sau đó.
b. Cấp cứu tại chỗ ngay sau khi vớt lên bờ:
- Khi đưa được nạn nhân lên bờ hay lên thuyền  phải tiến hành hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay:
- Khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi đường thở và miệng nạn nhân.
- Đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân.
- Nếu ngừng tim (sờ mạch quay không có) phải ép tim ngoài lồng ngực.
+ Dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/1 phút.
+ Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2-3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10-15 nhịp.  
+ Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại.
- Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn.
- Nếu nạn nhân ngừng thở và không nghe thấy tiếng tim đập nữa thì kết hợp thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực. Có thể tiêm thuốc trợ tim: long não, cafein… Sau 2-3 giờ cấp cứu mà tim không đập trở lại, đồng tử mắt vẫn giãn to là hết hy vọng cứu sống.
-Khi gặp trẻ đuối nước người ta thường vác dốc ngược trẻ trên vai, động tác dốc ngược nạn nhân chỉ có tác dụng khai thông vùng họng và miệng, vì vậy không nên thực hiện ở người lớn và không nên làm quá 1 phút ở trẻ em.
- Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu.
- Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.
- Khi tim đập trở lại, nạn nhân có thể thở yếu, cần cho thở hỗ trợ và theo dõi cấp cứu nếu thấy ổn định, chuyển nạn nhân về tuyến sau.

3.Những việc cần tránh:
Phần lớn nạn nhân bị ngạt nước khi đưa đến cấp cứu tại các bệnh viện không được sơ cứu hay sơ cứu không đúng cách dẫn đến tử vong hoặc di chứng não do thiếu oxy. Các sơ cứu không đúng bao gồm:
- Bỏ nhiều thời gian cho việc xốc nước: động tác dốc ngược nạn nhân không cần thiết và không nên thực hiện vì thường lượng nước vào phổi rất ít chứ không phải phổi chứa đầy nước như người dân thường nghĩ. Lượng nước rất ít này sẽ được tống ra ngoài khi nạn nhân tự thở lại. Ngoài ra việc sốc nước còn làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt và tăng nguy cơ hít sặc.

- Các nạn nhân ngưng thở ngưng tim không được cấp cứu thổi ngạt và ấn tim tại nơi xảy ra tai nạn hoặc trong lúc vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế. Điều này làm cho não và các cơ quan thiếu oxy kéo dài, chết tế bào não, dẫn tới tử vong và di chứng não nặng nề. Vì thế tốt nhất phải cấp cứu thổi ngạt ngay khi đưa đầu nạn nhân lên khỏi mặt nước trước khi đưa vào bờ. 
 
Bài 9: ĐỘNG VẬT CẮN
 
  Vết thương do động vật cắn có khi nguy hiểm dẫn đến chết người do nọc độc, nhiễm khuẩn, vi-rút.
  Những công nhân nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp lao động ở môi trường có thể bị động vật cắn hoặc côn trùng đốt như chó, rắn, bò cạp, ong…
 
Nguyên tắc sơ cấp cứu trường hợp bị động vật cắn:
Nếu bạn không biết rõ động vật nào cắn:

  • Kiểm tra chung quanh để đề phòng nguy hiểm đối với bạn.
  • Giải thích cho nạn nhân bình tĩnh, đừng lo sợ để bạn giúp đỡ.
  • Rửa kĩ vết cắn (thậm chí cả vết cắn rất nhỏ) bằng nhiều nước và xà phòng, nếu không có nước có thể sử dụng bất kể loại nước nào có sẵn.
  • Không được mút vết thương bằng miệng, vì nọc độc có thể qua miệng người sơ cứu, nhất là khi niêm mạc miệng có vết trầy xước.
  • Cầm máu bằng cách dùng các ngón tay ép mạnh hai mép vết thương vào nhau. Không được buộc ga-rô vì nếu đặt ga-rô không đúng sẽ bị hoại tử thi.
  • Phủ lên vết thương một miếng gạc hoặc vải sạch và băng lại.

 
  Sơ cấp cứu vết thương do chó cắn:

  • Sơ cứu như vết thương do động vật cắn nói ở phần trên.
  • Nếu vết thương rách da, sau khi sơ cứu chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế, nơi có vắc xin phòng uốn ván.
  • Theo dõi chó có bị dại không (nhốt chó 10 ngày để kiểm tra). Nếu nghi ngờ chó bị dậiphỉ chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế nơi có huyết thanh kháng bệnh dại. Nếu chó bị dại phải diệt ngay dể không cắn người.

 
  Sơ cấp cứu trường hợp bị rắn cắn:

  • Nhanh chóng đặt nạn nhân nằm xuống. Bảo họ bình tĩnh đừng lo sợ.
  • Rửa vết thương bằng nước và xà phòng càng nhiều càng tốt để tẩy bớt nọc độc.
  • Nếu nạn nhân bị rắn cắn ở chân hoặc cánh tay, lấy băng cuộn băng cả chi để làm chậm quá trình nhiễm độc. Bất động chi dó bằng nẹp. Không được buộc ga-rô hoặc rạch vết thương để lấy nọc độc ra.
  • Chuyển nạn nhân đến bệnh viện bằng cáng. Cần giữ nạn nhân nằm yên, phần bị thương để thấp hơn so với tim để nọc độc không lan toả nhanh.
  • Cần xác định xem loại rắn gì để giúp bệnh viện dùng đúng huyết thanh trung hoà nọc độc rắn.

Chú ý:
-          Rắn độc cắn có thể gây sốc, cần theo dõi các dấu hiệu sốc như buồn nôn, nôn mửa, khó thở, da lạnh, đổ mồ hôi: Sơ cấp cứu sốc nếu có.
-          Trường hợp bị bọ cạp đốt cũng sơ cấp cứu như rắn cắn.
 
Sơ cấp cứu trường hợp bị các loại ong đốt:

  • Dùng nhíp hoặc móng tay lấy ngòi chích ra nếu có.
  •  Đặt miéng gạc lạnh ẩm lên chỗ bị đốt để giảm đau, sưng. Nếu có nước đá thì cuốn vào miếng gạc đắp lên chỗ bị đốt.
  •  Sau vài giờ nếu còn bị sưng hay có chiều hướng nặng thêm thì chuyển nạn nhân đi bệnh viện. 

    Sơ cấp cứu vết thương do sinh vật biển cắn (sứa, san hô):

  • Đổ rượu hay dấm lên vết thương liên tục trong vài phút để vô hiệu hoá tác dụng của nọc độc.
  • Trộn dung dịch thuốc muối các-bon (bột nở) với nước rồi xịt lên vết thương. Muối các-bon kết dính trên da sẽ hút         những tế bào độc.
  • Nếu nạn nhân khó thở, có thể là dấu hiệu bị sốc: Sơ cứu theo sốc.
  • Nếu tình trạng nặng thêm hay xấu đi, chuyển đến bệnh viện. 

Bài 10: VẬN CHUYỂN NẠN NHÂN

I.Mục tiêu:
1. Trình bày được nguyên tắc vận chuyển nạn nhân.
2. Tiến hành vận chuyển nạn nhân đúng cách.

II. Nội dung:
1.Nguyên tắc vận chuyển nạn nhân:
- Trước khi vận chuyển, nạn nhân phải được sơ cứu tổn thương ( Nếu thấy cần thiết hoặc bắt buộc: Bất động gãy xương, băng bó vết thương…).
- Phải đánh giá tình trang nạn nhân trước khi chuyển, sẵn sang cấp cứu trên đường vận chuyển, tránh tình trạng nạn nhân đến viện thì đã chết.
- Vận chuyển nhẹ nhàng, nhanh chóng, đúng kỹ thuật, không để xảy ra trường hợp nạn nhân nặng lên do vận chuyển.
- Chọn phương án vận chuyển nạn nhân tốt nhất, trong điều kiện hoàn cảnh cho phép.
2. Cách vân chuyển nạn nhân:
a. Vận chuyển không cáng:
- Một người dìu nạn nhân: Khi nạn nhân còn đi được và chỉ có 1 người cứu thương.
- Bế
- Cõng.
- Vác: Sử dụng tốt trong trường hợp nạn nhân bị ngạt nước.
- Nếu 2 người cứu thương có thể làm kiệu khiêng hoặc 1 người khiêng dỡ thân mình, một người đỡ chân.
b. Vận chuyển có cáng:
- Nếu không có cáng có thể làm cáng tự tạo: bằng cánh cửa, ván gỗ, buộc dây làm lưới…
c. Nhấc nạn nhân lên cáng:
- Hai người cùng phía nạn nhân:
Đặt cáng song song với nạn nhân, 2 cứu thương viên ngồi cùng phía với nạn nhân: 1 người quỳ gối luồn tay xuống đỡ đầu và lưng nạn nhân, một người đỡ mông và 2 chân. Cả 2 người cùng đứng dậy nâng nạn nhân bước tới cáng.
-Hai người nâng 2 bên nạn nhân:
Đặt cáng phía đầu và và dọc theo nạn nhân, cả 2 người cùng nâng nạn nhân và đứng dậy  đi về phía cáng, đi tách sang 2 bên cáng.
-Nâng nạn nhân bằng 3 người: Người thứ 3 được phân công đỡ phần cơ thể bị thương.
- Nâng nạn nhân bằng phương pháp “ múc thìa”  phương pháp này có thể sử dụng 2,3,4 người.
Đặt cáng song song với nạn nhân.
Người cứu thương ngồi cùng phía với nạn nhân (phía không có cáng), quỳ gối, 2 tay đưa xuống đỡ phần phía dưới cơ thể nạn nhân (người trên cùng đưa 1 tay đỡ gáy nạn nhân).
Tất cả cùng đứng dậy, nâng nạn nhân, đặt nạn nhân vào cáng.
d. Tư thế nạn nhân:
- Nằm ngửa.
- Nằm ngửa, co chân, kê cao gối dùng trong chống choáng.
- Nằm ngửa, ưỡn cổ, nâng cao chân trong trường hợp chảy máu nhiều.
- Năm sấp trong trường hợp sặc, nôn, ngạt nước.
- Nằm nghiêng nửa sấp trong trường hợp hôn mê.
 – Nửa nằm, nửa ngồi: trong trường hợp suy tim khó thở.
e. Khiêng cáng:
- Tiêu chuẩn kỹ thuật khiêng cáng:
+ Các thao tác phải thống nhất giữa các cứu thương viên.
+ Thao tác, nhẹ nhàng, dứt khoát
+ Cáng luôn thăng bằng.
+ Đặt đầu nạn nhân ở phía trước.
+ Phân công 1 người phụ trách.
-Các cách khiêng cáng:
+ Hai người khiêng cáng:
Cả 2 đều ngồi, quỳ 1 gối xuống đất, 2 tay cầm 2 cáng, khi di chuyển cả 2 cùng đứng dậy, người trước bước chân trái, người sau bước chân phải để cáng khỏi chòng chành.
+ Ba người khiêng cáng:
2 người khiêng cáng, 1 người đóng vai trò chỉ huy và thay nhau khiêng cáng.
+ Bốn người khiêng cáng:
Từng đôi 2 người đầu cáng, 2 người cuối cáng, đứng phía ngoài tay cáng, quay mặt vào nhau.
Bốn người cùng ngồi, quỳ 1 gối, dùng 2 tay cầm cáng nâng ngang tầm vai, đặt cáng lên vai, vòng tay thuận ôm lấy cáng.
Khi đặt cáng xuống, 4 người dùng cả 2 tay nâng cáng ra khỏi vai, rồi quay 90o, từng đôi quay mặt vào nhau như lúc đầu nâng cáng rồi từ từ hạ cáng xuống.
 
Bài 11: CẤP CỨU KHI BỊ SỐC

  Sốc là một dấu hiệu xấu và nặng của cơ thể khi tim ngừng bơm làm áp suất máu lưu thông trong cơ thể giảm hoặc khi lượng chất lỏng tuần hoàn trong cơ thể giảm đi.

Nguyên nhân:

  • Đau đớn dữ dội như khi bị dập nát xương và da thịt, gãy xương đùi, vết thương ngực, bụng lớn, bỏng rộng, vùi lấp…
  • Mất nhiều máu
  • Điện giật

  Có một số hoàn cảnh thuận lợi làm cho sốc dễ xuất hiện như đói khát, mệt mỏi kéo dài, sợ hãi, xúc động, căng thẳng tinh thần…
  Ngoài ra còn có loại sốc phản vệ do cơ địa dị ứng của một số người với thuốc, thức ăn, côn trùng đốt…
 
Triệu chứng:
  Sốc có thể xuất hiện sớm, sau khi bị tai nạn hoặc muộn, nhiều giờ sau. Các triệu chứng thể hiện khác nhau, tùy giai đoạn.

Giai đoạn đầu ( giai đoạn kích thích)

  • Da tái nhợt, nhớp nháp mồ hôi
  • Nạn nhân trở nên lo lắng, vật vã, ngáp, rét lạnh
  • Thở nhanh, thở nông và yếu
  • Khát nước, mệt và nôn

Giai đoạn sau (giai đoạn suy nhược):

  • Nạn nhân chuyển sang trạng thái lờ đờ, nằm lịm, không giẫy giụa, phản ứng yếu.
  • Mạch nhỏ, yếu, nhanh, huyết áp hạ
  • Đồng tử mắt có thể bị giãn. Tình trạng này kéo dài thêm nạn nhân sẽ chết.

Sơ cứu cấp cứu:

  Sốc là biến chứng nguy hiểm khi bị tai nạn nặng, sơ cấp cứu chậm có nguy cơ làm nạn nhân chết. Nên gọi ngay sự giúp đỡ của đội cấp cứu y tế.

Nhanh chóng:

  • Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm hoặc loại trừ vật gây sốc( như dây điện) khỏi người nạn nhân.
  • Động viên, an ủi nạn nhân khi họ còn tỉnh, để họ bớt lo sợ.
  • Sơ cứu nguyên nhân gây sốc mà bạn tìm thấy, thí dụ cầm máu, cố định gãy xương
  • Đặt nạn nhân nằm xuống, đầu để thấp
  • Nâng và giữ chân nạn nhân cao hơn đầu. Cẩn thận khi bạn nghi ngờ có gãy xương.
  • Nới rộng quần áo, thắt lưng, ca – vát
  • Giữ ấm nạn nhân bằng đắp chăn ( mền) hoặc áo quần
  • Tuyệt đối không được cho nạn nhân bị sốc ăn, uống, kể cả rượu. Nếu họ kêu khát thì dùng nước thấm ướt môi mà thôi

Dự phòng sốc:

  • Trong lao động phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật an toàn lao động, sử dụng các phương tiện phòng hộ lao động để không xẩy ra tai nạn nghiêm trọng.
  • Một nạn nhân có dấu hiệu bị sốc cần được chuyển ngay đến nơi có sự giúp đỡ chuyên môn của y tế hoặc gọi ngay đội cấp cứu y tế.

 
Bài 12 : SƠ CỨU VẾT THƯƠNG NGỰC, BỤNG

I.Mục tiêu:
- Nhận biết dấu hiệu vêt thương ngực bụng.
- Thực hiện xử lý ban đầu và gửi kịp thời về tuyến sau cứu chữa.

II. Nội dung:
1.Vết thương ngực:
   Phân loại, dấu hiệu của vết thương ngực: vết thương ngực được chia 2 loại:
+ Vết thương thành ngực đơn thuần: Tổn thương chỉ ở thành ngực, giống như các vết thương phần mềm khác. Vết thương có thể giập nát hoặc gọn. Toàn thân ít ảnh.
+ Vết thương ngực – phổi: Vết thương xuyên thủng thành ngực, làm khoang màng phổi thông với bên ngoài. Sau khi bị thương, vết thương có thể tự bịt kín hoặc vẫn còn hở.
Các dấu hiệu chính:
+ Da nhợt nhat, vã mồ hôi.
+  Đau tức ngực, khó thở, ho.
+ Có thể có khí phì phò qua vết thương mỗi khi bệnh nhân thở.
+ Bệnh nhân có thể bị sốc.

2. Vết thương bụng:
  Phân loại, dấu hiệu, của vết thương bụng: Vết thương bụng chia làm 2 loại:
-Vết thương thành bụng: Vết thương đơn thuần ở thành bụng như các vết thương phần mềm khác. Toàn thân ít thay đổi.
- Vết thương thấu bụng: Vết thương xuyên thủng thành bụng, có thể gây tổn thương hoặc không gây tổn thương nội tạng bên trong ổ bụng.
Các dấu hiệu chính:
+ Đau tại chỗ vết thương, sau đó lan ra khắp bụng.
+ Buồn nôn, nôn.
+ Bí trung, đại tiện: khi bệnh nhân đến muộn.
+ Sốc: Khi có tổn thương các tạng trong ổ bụng.
+ Tại vết thương có thể thấy ruột. Mạc nối lớn lòi ra ngoài hoặc có dịch tiêu hóa và máu chảy ra.

3. Xử lý vết thương ngực, bụng:
* Xử lý vết thương:
- Đối với vết thươ ngực: dùng băng, băng kín vết thương.
+ Dùng băng, băng kín vết thương nhỏ: dùng gạc sạch, bôi thuốc mỡ và ép vết thương lại.
+ Đối với vết thương lớn, thấy khí phì phò qua vết thương khi bệnh nhân thở, thì phải làm nút gạc (nút DEPAGE) để bịt kín: Đặt một miếng gạc to đã mở rộng  vào sâu trong vết thương, sao cho các  mép gạc xòe ra ngoài, rồi nhét một số gạc dài vào trong cho chặt, sau đó đặt thêm gạc bên ngoài lồng ngực rồi buộc túm lại. Có thể bôi thêm thuốc mỡ vào gạc sạch đặt bên ngoài sau đó băng lại.
Đặt bệnh nhân ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
-Đối với vết thương bụng:
+ Nếu trên vết thương không thấy lòi ruột ra ngoài thì sát khuẩn xung quanh vết thương rồi băng lại.
+ Nếu thấy trên vết thương có lòi ruột ra ngoài thì không được nhét ruột vào ổ bụng. Dùng một bát sạch úp lên rồi băng lại.
*Chuyển ngay bệnh nhân về tuyến trên điều trị.
Bài 13: VÙI LẤP

   Vùi lấp là một tai nạn xẩy ra khi bị đất đá, bê – tông…vùi kín, gây nhiều thương tích phức tạp, gây ngạt thở, phần lớn chết người. Trong thiên tai, động đất là một tai họa khủng khiếp, làm sập đổ nhà cửa, sụt đất lún sâu cả một diện tích lớn, vùi lấp số đông người. Trong chiến tranh, việc ném bom cũng gây sập đổ nhà cửa, hầm trú ẩn, vùi lấp nhiều người.

  Trong môi trường lao động, cũng có khi xẩy ra tai nạn vùi lấp hàng loạt như bị sập hầm lò, sập đổ nhà xưởng…

  Những người bị vùi lấp do sập hầm lò, sập đổ nhà xưởng có thể bị nhiều tổn thương nặng và phức tạp:

  • Bị vỡ sọ, gẫy xương sống, gãy xương các chi, vỡ các phủ tạng vùng ngực, bụng.
  • Các vết thương khác nhau gây chảy máu
  • Có thể bị ngạt thở nếu bị vùi lấp kín
  • Đặc biệt, nếu chân tay bị đè lâu từ hai giờ trở lên thì bị tê dần rồi không thấy cảm giác nữa, sưng to, sau đó dẫn đến sốc nặng, có thể chết nhanh chóng. Đó gọi là hội chứng vùi lấp

  Cấp cứu vùi lấp rất phức tạp, phải có đủ phương tiện mới có khả năng cứu sống nạn nhân được.

Một số nguyên tắc sơ cấp cứu nạn nhân bị vùi lấp:

  • Phải đào bới thật nhanh đưa nạn nhân ra khỏi đống vùi lấp, càng sớm càng tốt. Trước hết phải bới thật nhanh một lỗ hở cho nạn nhân thở được, rồi tiếp tục bới rộng để kéo họ ra. Nếu tay chân bị vùi lấp mà kịp đào bới sớm trước hai tiếng đồng hồ thì ít bị hội chứng vùi lấp.
  • Khi đưa nạn nhân ra khỏi đống vùi lấp, việc đầu tiên là kiểm tra xem nếu bị ngạt thở thì làm hồi sức hô hấp.
  • Sau đó kiểm tra các tổn thương khác nếu có để có biện pháp sơ cứu phù hợp.
  • Băng ép chỉ bị vùi lấp bằng băng cuộn, nhưng để hở đầu chi để dễ quan sát
  • Cho uống các loại nước lợi tiểu như nước đường hoặc dung dịch ORESOL
  • Chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất. 

Bài 14: SƠ CỨU KHI BỊ NGỘ ĐỘC
 
  Trong phần này không đề cập đến ngộ độc trong sinh hoat (ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc…), mà chi nois đén ngộ độc cấp do các chất độc công nghiệp.
  Ngộ độc hay nhiễm độc có thể xảy ra ở nơi làm việc do nhiều nguyên nhân khác nhau hư hóa chất từ nhà máy rò rỉ ra, nhà máy bị hư hỏng, kho bảo quản hoaas chất không đúng qui cách về an tòa, tai nạn nổ, cháy… Hầu hết các ca ngộ độc trông công nghiệp đều có liên quan đến các khí độc hại.
 
Các chất độc thường vào cơ thể theo 4 đường sau:

  • Đường thở: bị hít vào trong phổi và bị hấp thu.
  • Đường tiêu hóa: Bị nuốt vào và thẩm thấu vào ruột.
  • Đường da, niêm mạc: Bị thẩm thấu qua da.
  • Đường tiêm: Qua da, tĩnh mạch.

  Mỗi loại chất đọc khi lọt vào cơ thể có tác động khác nhau và gây nguy hại cho các cơ quan nội tạng khác nhau, vì vậy sơ cấp cứu viên và tình nguyện viên CTĐ khi gặp tai nạn ngộ độc hóa chất nên yêu cầu sự giúp đỡ của cán bộ y tế. Trong khi chờ đợi sự can thiệp chuyên môn của cán bộ y tế, sơ cấp cứu viên vẫn tiến hành việc sơ cứu dựa vào những nguyên tắc sau:

  • Bảo vệ thân thể: Tiếp cận hiện trường một cách cẩn thận, nhanh chóng. Giữ khoảng cách an toan giữa hiện trường và nơi sơ cứu.
  • Quan sát các biển báo, cố gắng nhận ra hóa chất gây tai nạn. Thông báo ngay với cơ quan chuyên môn xin hỗ trợ.
  • Có các phương tiện ứng cứu cần thiết và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.
  • Chỗ sơ cấp cứu phải an toàn, xa nơi nhiễm độc, thoáng khí.
  • Tháo các đồ trang sức và các vật dụng khác ra khỏi quần áo nạn nhân để cứu chữ sau này thuận tiện hơn.
  • Tại hiện trường nếu có hoas chất rò rỉ hoặc tràn ra ngoài phải dùng cát hay đất khô thấm, quét rồi đổ ra nơi an toàn, dùng nước cọ rửa sau khi đã thấm và quét sạch đất cát.

 
Sơ cấp cứu đối với bỏng do hóa chất:

  • Dội nước vào chỗ bị tổn thương ít nhất 15 phút.
  • Cởi quần áo dính hóa chất.
  • Tránh tiếp xúc với bất kì vật liệu nào dính hóa chất.
  • Xác định chất hóa học để điều trị tiếp tho.

 
Sơ cấp cứu vết bỏng do phốt pho:

  • Giữ độ ẩm, tốt nhất là ngâm trong nước.
  • Giữ quần áo ướt trong khi vận chuyển nạn nhân tới bệnh viện.
  • Dùng cặp gắp bỏ những mảnh phốt pho dính vào người. Không được chạm tay vào phốt pho.

 
Sơ cấp cứu ngộ độc xyanua:

  • Chuyển nạn  nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
  • Cởi bỏ quần áo bị nhiễm xyanua.
  • Bơm và thở oxi nếu có sẵn.
  •  Nếu có nuốt khỏi xyanua mà nạn nhân còn tỉnh táo thì phải làm cho nôn ra bằng cách dùng ngón tay ngoáy vào thành sau họng, cứ 15 phút nhắc lại một lần.
  • Khẩn trương chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

 
Sơ cấp cứu đối với người nuốt phải chất độc:

  • Nếu nuốt phải chất axit hay chất kiềm:

-        Không được gây nôn, vì sẽ gây bỏng nhiều hơn.
-        Cho uống từng ngụm sữa hoặc nước.

  • Nếu chất độc không phải axit hoặc kiềm, thi dụ thuốc trừ sâu, thuốc chuột, thuốc chữa bệnh…:

-        Gây nôn bằng cách dùng ngón tay ngoáy ào sau thành họng, cứ sau 15 phút nhắc lại một làn.
-        Cho uống nhiều nước sau khi nôn. Chú ý trong ngộ độc vôn-pha-tốc (hóa chất trừ sâu trong nông nghiệp) không cho nạn nhân uống sữa.
 
Sơ cấp cứu khi hít thở phải khí độc:

  • Di chuyển nạn nhân ra khỏi vùng có khí độc. Bạn phải bảo vệ mình bằng mặt nạ phòng độc hoặc bằng khẩu trang, khăn dúng nước vắt ẩm che mũi và miệng.
  • Đặt nạn nhân nằm ở tư thế hồi phục.
  • Cho thở oxi, nếu có.
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh kiểm tra nhịp thở và mạch đập. Làm hô hấp nhân tạo nếu cần.

 
Sơ cấp cứu khi hóa chất vào mắt:

  • Rửa mắt bị tổn thương dưới vòi nước lạnh ít nhất 10-15 phút.
  • Nếu khi nhắm mắt lại mà bị đau thì nhẹ nhàng kéo mí mắt ra để rửa, cẩn thận đừng để nước nhiễm bẩn chảy sang mắt kia.
  • Đặt gạc vô trùng và băng mắt lại.
  • Chuyển đi bệnh viện tiếp tục điều trị.

 Phòng ngừa ngộ độc công nghiệp:

  • Lãnh đạo nhà máy, chủ các xí nghiệp phải tuân thủ các qui chế, qui trình về bảo đảm an toàn cho người lao động theo yêu cầu củ Bộ Luật lao động ban hành ngày 5/7/1994 và Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995.
  • Những nơi làm việc có chất độc hại hoặc nguy hiểm, kho dự trữ hoặc các phương tiện chuyên chở các chất độc hại phải có treo các dấu hiệu cảnh báo cho mọi người biết; có bản hướng dẫn qui tắc an toàn treo ở nơi dễ thấy nhất.
  • Người lao động phải đọc và tuân thủ các bản hướng dẫn về an toàn lao động
  • Được hướng dẫn cách đề phòng tai nạn và tự sơ cứu khi làm việc với hóa chất độc hại.
  • Sử dụng quàn áo, trang bị bảo hộ cá nhân khi làm việc ở nơi độc hại, nguy hiểm.
  • Tạo thói quen làm sạch nơi làm việc: tắm rửa sạch sau khi làm việc, tiếp xúc cới hóa chất.
  • Không ăn uống, hút tuốc trong khi làm việc với hóa chất.

BÀI 15: GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT
 
     Cơ thể bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát được nồng độ đường glucoza trong máu. Việc tăng đường huyết phát triển chậm, không cần có biện pháp cấp cứu.
Não sẽ phản ứng rất nhanh khi lượng đường trong máu giảm thấp hơn mức bình thường. đó là triệu chứng giảm glucoza máu, thường xảy ra ở những người bị bệnh tiểu đường hay sau khi uống rượu quá nhiều.
    
Dấu hiệu nhận biết:
-           Bệnh nhân có thẻ tự biết nếu họ có bị bệnh tiểu đường.
-           Chóng mặt, ngất xỉu hoặc đói.
-           Tim mạch đập nhanh, run cơ.
-           Hoảng loạn cư sử khác thường.
-           Da nhợt nhạt, lạnh đổ mồ hôi.
-           Thở nông.
   
Sơ cứu người bị giảm đường huyết:
Nếu bệnh nhân còn tỉnh:
     – Giữ bệnh nhân ngồi ở tư thế thoải mái, cho uống nước đường, mật ong, ngậm đường hay thức ăn ngọt khác.
     –  Sau khoảng 5 phút bệnh nhân hồi phục, để họ nghỉ ngơi và uống nước có nhiều đường.
Nếu bệnh nhân đã bất tỉnh:
-           Thông đường thở, kiểm tra nhịp thở, nhịp tim của bệnh nhân.
-           Hà hơi thơi ngạt-ép tim.
-           Đặt họ nằm ở tư thế hồi phục.
-           Gọi đội cấp cứu y tế hoặc chuyên đi bệnh viện.
 
 Bài 16: CẤP CỨU KHI BỊ CO GIẬT
    
Co giật ( hay gọi là động kinh ) là do rối loạn chức năng não bộ gây ra. Nguyên nhân có thể là do chấn thương ở đầu, suy não  – thiếu oxy hoặc nhiễm chất độc.
   
  Dấu hiệu nhận biết:
-           Đột nhiên nạn nhân ngã ra bất tỉnh.
-           Co giật toàn than sùi bọt mép.
-           Tiểu tiện ra quần mà không biết.
 
    Sơ cấp cứu co giật:
-           Giữ cho nạn nhân an toàn. Có thể đặt nạn nhân xuống sàn để phòng tai nạn cho họ.
-           Chuyển các vật nguy hiểm kể cả đồ đạc xa nạn nhân.
-           Nới rộng quần áo, cổ áo nạn nhân.
-           Trong thời gian co giật không cho uống nước hoặc thuốc.
-           Không cho bất kỳ cái gì vào miệng nạn nhân.
-           Khi cơn giật ngừng, đặt họ ở tư thế hồi phục hoặc để cho họ ngủ.
-           Có người theo dõi nạn nhân đến khi họ tỉnh lại.
-           Chuyển đi bệnh viện để chăm sóc y tế.
 
Bài 17:CẤP CỨU KHI LÊN CƠN HEN (SUYỄN)
  
   Cơn hen (suyễn) là hiện tượng đường thở bị co thắt hoặc bị tắc trong bệnh hen khi lên cơn cấp tính. Thường người bị bệnh hen đều tự biết bệnh và mang theo thuốc phòng.

   Dấu hiệu cơn hen:
-           Khó thở, thở nấc từng cơn.
-           Có tiếng khò khè khi thở.
-           Kèm theo ho.
-           Khó nói hết câu vì cơn.
-           Khó thở.
  
   Sơ cấp cứu cơn hen:
-           Hỏi xem bệnh nhân có mắc hen không và họ thường dùng thuốc gì.
-           Giúp họ ngồi tựa phía ngực vào thành bàn hoặc lưng ghế.
-           Nếu họ mang theo thuốc thì giúp họ xịt vào miệng – họng.
-           Động viên họ bình tĩnh.
-           Nếu không giảm cơn hen phải chuyển đến bệnh viện gần nhất.
 
Bài 18: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ NÓNG VÀ LẠNH
  
  Người lao động nhiều khi phải làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao hoặc thấp hơn bình thường, ví dụ như ở lò nấu gang thép, lò thổi thủy tinh, làm đá trên núi cao, làm việc ở xưởng đông lạnh….

1. Mất nhiệt do quá nóng:
   Do cơ thể bị mất muối và nước vì đổ mồ hôi quá nhiều, nhất là trong môi trường nóng và ẩm.
  
1.1 Dấu hiệu nhận biết:
- Đau đầu, chóng mặt, lẫn lộn.
- Chán ăn buồn nôn.
- Đổ mồ hôi, da nhợt nhạt.
- Mạch thở nhanh và yếu.
 
1.2 Sơ cấp cứu:
- Đỡ nạn nhân nằm ở nơi mát. Nâng hai chân lên.
- Nếu còn tỉnh, cho uống từng ngụm nước pha muối loãng (pha 1 muỗng cà phê muối/1 lít nước).
- Nếu bất tỉnh đặt họ ở tư thế hồi phục và gọi đội cấp cứu y tế.

2. Cảm nhiệt:

2.1 Dấu hiệu nhận biết:
- Đau đầu, chóng mặt và bất an.
- Bồn chồn và bối rối.
- Da khô, đỏ và nóng.
- Mạch đập dồn dập.
- Thân nhiệt trên 40oC.

2.2 Sơ cấp cứu cảm nhiệt:
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến chỗ mát. Nới rộng quần áo và thắt lưng.
- Dùng tấm vải ướt, lạnh đắp cho bệnh nhân (luôn giữ cho vải ướt). Theo dõi thân nhiệt cho đến khi xuốn gần 38oC.
- Khi thân nhiệt giảm xuống 38oC, thay tấm vải ướt bằng tấm vải khô.
- Nếu thân nhiệt lại tăng, phải lặp lại quá trình trên.
 
3. Chứng hạ nhiệt do lạnh:

   Khi thân nhiệt giảm xuống dưới 35oC thì gây ra chứng hạ nhiệt. Thường xảy ra khi lao động ngoài trời lạnh, nhiều gió và ẩm.

3.1 Dấu hiệu nhận biết:
- Run lẩy bẩy.
- Da khô, lạnh, tái xanh, cơ thể có cảm giác “lạnh cứng như đá”.
- Cử chỉ khó khăn, lo lắng, bồn chồn.
- Thở nông mạch yếu và chậm.
- Có thể bất tỉnh.

3.2 Sơ cấp cứu chứng hạ nhiệt:
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nhà hoặc chỗ ấm và kín gió.
- Đặt nạn nhận lên giường đắp chăn cho kín.
- Cho nạn nhân uống nước nóng, ăn súp nóng hay thức ăn có năng lượng cao như socola.
- Cởi áo khoác và giầy nạn nhân, thay bằng đồ ấm hoặc khô.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra nhịp thở, mạch, chuẩn bị thổi ngạt và ép tim, sau để ở tư thế hồi phục và gọi cấp cứu y tế.
 
Bài 19: SƠ CỨU KHI BỊ CHẢY MÁU

   Một vết đứt, thủng, rách trên da hoặc cơ thể đều làm chảy máu vì gây rách hoặc thủng mạch máu. Nếu vết thương kín ở các cơ quan nội tạng làm máu chảy ra khỏi vòng tuần hoàn nhưng không thể ra ngoài cơ thể.
   Vì vậy có hai loại chảy máu: – Chảy máu trong
                                                  –  Chảy máu ngoài

   Khi máu bị mất quá nhiều, khoảng một nửa dung lượng bình thường (trên 2 lít ở người lớn) sẽ dẫn đến tình trạng sốc, hôn mê và chết.

   Khi có vết thương, mạch máu bị đứt ( mao mạch, tĩnh mạch hoặc động mạch), máu chảy ra ngoài, bạn có thể phân biệt máu động mạch hay tĩnh mạch:

Máu động mạch

Máu tĩnh mạch

Máu đỏ tươi vì giàu oxy

Máu đỏ sẫm vì bị giảm oxy

Chảy thành tia do áp lực của nhịp tim

Không thành tia

Số lượng nhiều

Số lượng ít

 

 
   Máu chảy ra từ các mao mạch thường chậm, số lượng ít và các mao mạch có thể tự hàn gắn được theo cơ chế đông máu.

   Cần phân biệt máu chảy ra từ vết thương động mạch hay tĩnh mạch, vì liên quan đến cách sơ cấp cứu:

  • Đối với vết thương tĩnh mạch ở các chi, khi sơ cứu, bạn chỉ cần băng ép cũng đủ để cầm máu. Nếu vết thương sâu rộng, máu chảy nhiều thì đặt nhiều gạc sâu vào trong vết thương rồi mới băng ép.
  • Đối với vết thương động mạch ở các chi, nếu băng ép không cầm được máu thì cán bộ y tế phải đặt ga – rô. Sơ cấp cứu viên chỉ được phép đặt ga – rô nếu được học tập và thực hành thành thạo. 
     
    Nguyên tắc khi đặt ga – rô:
  • Phải biết chắc là máu từ động mạch mới được đặt ga – rô để cầm máu
  • Ép động mạch phía trên vết thương, chỗ động mạch đi qua trên nền xương cứng trước khi đặt ga – rô.
  • Đặt ga – rô cao su hoặc ga – rô vải, cách mép vết thương 3 – 5cm phía trên
  • Xoắn ga – rô hay rút ga – rô từ từ đến khi nào máu ở vết thương hết chảy hoặc động mạch ở phía dưới không còn dập là được.
  • Đặt ga – rô xong phải ghi phiếu đặt ga – rô ( xem mẫu)

                                           
PHIẾU ĐẶT GA – RÔ ( Mẫu)

Tên nạn nhân: ………………………………….Tuổi:……………….
Vết thương:…………………………………………………………
Tên người đặt ga – rô:………………………………………………..
Giờ đặt ga – rô:……………………………………………………….
Nới ga – rô lần thứ nhất:…giờ……………………………………….
Nới ga – rô lần thứ hai:… giờ………………………………………..
Nới ga – rô lần thứ ba:… giờ……………………………………..
Nới ga – rô lần thứ :…… giờ……………………………………..

 

 

·        Giờ nới ga – rô: Cứ một giờ nới ga – rô một lần 30 giây. Khi nới phải rất từ từ. Trước khi nới nên tiêm một ống thuốc trợ tim ( long não, caphein…) trước 5 phút.
Chú ý:

  • Đặt ga – rô không đúng chỉ định và đúng kỹ thuật sẽ vô cũng nguy hiểm, có thể đưa đến hoại tử, làm chết phần chi ở dưới ga – rô, vì vậy chưa được huấn luyện tốt thì không được thực hiện. 
  • Sơ cấp cứu luôn luôn nhớ tự bảo vệ mình khi tiếp xúc với máu ( mang găng tay cao su hoặc bọc tay bằng túi ni – lon).
     
    1.Sơ cấp cứu chảy máu ngoài:
     1.1 Trường hợp vết thương nhẹ chảy máu ít:
  • Rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu chảy máu
  • Rửa vết thương bằng nước sạch, có thể rửa dưới vòi máy
  • Nếu là vết thương nhẹ như sướt da chỉ có máu rỉ ra thì để hở cho khô. Nếu máu chảy nhiều hơn chút ít thì đặt miếng gạc lên vết thương và băng lại hoặc dùng băng keo băng kín.

       1.2 Trường hợp vết thương chảy máu nhiều:

  • Rửa tay trước và sau khi sơ cứu chảy máu
  • Xác định vị trí nơi chảy máu để xử lý đúng phương pháp
  • Bảo nạn nhân hoặc sơ cấp cứu viên dùng các ngón tay ép chặt lên hai mép vết thương ít nhất 5 – 10 phút để cầm máu.
  • Đặt nạn nhân nằm xuống. Nếu vết thương ở tay hay chân, gác tay hoặc chân lên cao hơn so với tim đồng thời tay bạn vẫn ép chặt vết thương để cầm máu
  • Phủ vết thương bằng miếng gạc sạch rồi băng lại, đừng băng chặt quá làm tắc nghẽn lưu thông của máu.
  • Kiểm tra lại, nếu thấy máu còn chảy thấm qua lớp băng thì đặt thêm miếng gạc nữa rồi băng phủ lên, không được tháo lớp băng lần đầu ra
  • Nếu băng ở các chi, phải thường xuyên kiểm tra các ngón xem màu da có hồng và có ấm không, nếu da các ngón tái tím và lạnh thì phải nới lỏng băng để máu lưu thông
  • Nếu có dấu hiệu sốc như xanh tái, mệt, lạnh, nhớp nháp mồ hôi thì phải chống sốc.

        2. Chảy máu trong:

     Chảy máu trong còn gọi là xuất huyết nội có thể do thương tích như gãy xương kín, vết thương có vật xuyên thủng cơ quan phủ tạng, dập gan lách hoặc do bệnh như loét dạ dày. Chảy máu trong rất nghiêm trọng mặc dù bạn không nhìn thấy máu chảy. Có thể khi máu dò ra ngoài theo các hốc tự nhiên như: mũi, miệng, tai, máu có trong phân, nước tiểu, trong chất nôn….
    -Chảy máu trong có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

  • Xanh xao
  • Da lanh, ẩm ướt
  • Mạch yếu, nhanh
  • Đau
  • Khát
  • Bối rối, bồn chồn, có thể dẫn đến bất tỉnh
  • Máu rỉ ra từ các hốc tự nhiên của cơ thể

       -Sơ cứu chảy máu trong:

  • Ngay tại nơi xẩy ra tai nạn, bạn là tình nguyện viên sơ cấp cứu nên khó giải quyết, cho nên cần gọi ngay đội cấp cứu y tế hoặc chuyển khẩn cấp đến bệnh viện.
  • Trong khi chờ đợi đội cấp cứu y tế hoặc chuyển đến bệnh viên, bạn đỡ nạn nhân nằm xuống, kê chân họ cao hơn đầu.
  • Theo dõi các dấu hiệu của sốc, nếu có thì sơ cấp cứu sốc.

Chảy máu mũi:

  • Bảo người bệnh ngồi xuống, cúi về phía trước, bảo họ không được nuốt máu
  • Bảo họ tự dùng tay bóp hai cánh mũi, cúi người về phía trước và thở qua mồm, trong vòng khoảng 10 phút.
  • Nói họ không được khịt hoặc xì mũi
  • Khi máu ngừng chảy, dặn họ không được sờ, khịt hoặc xì mũi trong vài giờ.
  • Nếu sau 30 phút máu vẫn chảy, phải chuyển họ đến cơ sở y tế.

Bài 20: CẤP CỨU KHI LÊN CƠN ĐAU TIM

     Cơn đau tim  thường xảy ra nhất khi máu cung cấp đến các cơ tim bị nghẽn , chẳng hạn bởi cục máu đông ở một trong  những động mạch vành hoạc do suy tim cấp. Hậu quả nặng hoặc nhẹ phụ thuộc vào mức độ cơ tim bị ảnh hưởng ít hoặc nhiều. Nhiều bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn.

1. Dấu hiệu  của cơn đau tim :

  • Nạn nhân có hiện tượng  đau xuất phát từ tim
  • Tức ngực , khó thở ,có khi thấy khó chịu ở bụng
  • Da nhợt nhạt , môi tím tái
  • Mạch đập nhanh , người lả đi
  • Chóng mặt hoặc ngất đột ngột

 
2. Sơ cấp cứu cơn đau tim:

  • Đỡ nạn nhân ngồi xuống , đầu và vai có chỗ để tựa làm sao cho tư thế thoải mái để giảm sức ép lên tim
  • An ủi và trấn tĩnh nạn nhân
  • Nếu có  Aspirin  cho nạn nhân nhai chầm chậm và nuốt dần
  • Gọi đội cấp cứu y tế ( số 115) hoặc bệnh viện

Bài 21:SƠ CỨU KHI NGỪNG TIM

     Ngừng tim và hiện tượng báo sự ngừng đập đột ngột của tim . Đặc điểm là mạch không bắt được .

1. Nguyên nhân có thể do :

  • Hậu quả của cơn đau.
  • Mất máu trầm trọng.
  • Ngạt thở.
  • Điện giật.
  • Sốc phản vệ.
  • Dùng thuốc quá liều và bị hạ nhiệt.

 2. Dấu hiệu nhận biết :

  • Mạch không bắt được.
  • Ngừng thở.

3. Sơ cấp cứu :

  • Khẩn trương làm hồi sức :Hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài nồng ngực.
  • Gọi sự giúp đỡ của đội cấp cứu y tế.

Bài 22: SƠ CỨU NGẠT THỞ

     Ngạt thở xảy ra khi không khí không vào được đến phổi vì có vật cản chắn ở mũi và miệng nên nạn nhân không thể thở được.

1. Ngạt thở có thể do các nguyên nhân sau :

  • Đuối nước .
  • Hít phải khói và khí độc
  • Bị vùi lấp
  • Dị vật rơi và đường khí quản
  • Khi nạn nhân bị bất tỉnh , lưỡi bị tụt ra sau che lấp đường khí quản

  Trong môi trường lao động , ngạt thở có thể xảy ra khi bị sập hầm lò, công nhân bị vùi lấp, cháy xưởng công nhân bị mắc kẹt không thoát ra được nên hít phải nhiều khói , những loại lao động phải tiếp xúc với các khí độc, khí gas …
  Việc sơ cấp cứu phải thật khuẩn trương ngay  trong những phút đầu tiên . Vì nếu thiếu oxy trong 4-5 phút  thì não bắt đầu chết.

2. Nếu một người bị ngạt thở , cần nhanh chóng tiến hành sơ cứu theo những bước sau :

Xác định nhanh nguyên nhân gây ngạt thở và làm cho hiện trường an toàn (đưa  nạn nhân ra khỏi nguyên nhân gây ngạt). Ví dụ: Khi bị sập hầm thì bạn phải thận trọng khi kéo nạn nhân ra kẻo chính bạn cũng bị vùi lấp. dò dỉ khí độc thì cần mang mặt nạ chống độc hoặc khẩu trang ẩm và đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm đến nơi an toàn và thoáng khí .

- Làm thông đường thở:

  • Kiểm tra miệng nạn nhân , nếu có ngoại vật thì phải lấy ra.
  • Một tay  đẩy ngửa đầu nạn nhân về phía sau ,nâng cằm ra phía trước để giúp nạn nhân thở được , tay còn lại giữ dưới gáy của nạn nhân.

- Nếu  bị vùi lấp do sập hầm lò , sập nhà xưởng thì ưu tiên đào bới  đến tận vùng hông để nạn nhân thở càng sau càng tốt.

- Kiểm tra nhịp thở :

  • Quan sát ngực nạn nhân có cử động hay không
  • Nghe tiếng thở bằng tai ( có thể bằng mắt và cảm giác)

- Nạn nhân bất tỉnh , không phát hiện nhịp thở và nhịp tim , thì phải tiến hành hà hơi thổi ngạt và ép tim.

- Đặt nạn nhân nằm ở vị trí hồi phục.

- Nếu có  những biểu hiện sau  đây – thì nhanh chóng gọi điện cho đội cấp cứu y tế ( số máy 115) hoặc nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có đủ phương tiện cấp cứu hồi  sức.

  • Khó thở hoặc thở nhanh
  • Có tiếng khò khè khi cố thở
  • Sùi bọt mép
  • Môi và tay tím tái .

 
Bài 23: TỔN THƯƠNG  PHẦN MỀM

   Tổn thương phần mềm là những vết thương của các mô mềm như da, cơ, gân. Các thương tổn gây chảy máu, gãy xương thường kèm theo các thương tổn phần mềm.
   Về cấu trúc, các cơ làm cho các xương cử động được, nhờ sự co giãn của các sợi cơ dưới sự điều khiển thần kinh. Các cơ này được nối với xương bằng một dải các mô hình sợi chắc gọi là gân.

1.Các tổn thương ở mô mềm:

  • Những tác động từ bên ngoài như va chạm vật sắc nhọn, đâm chém… làm rách ra, thịt và làm tổn thương các tổ chức khác ở sâu trong cơ thể và gây chảy máu.
  • Bong gân là vết thương làm tổn thương đến dây chằng ở tại hay gần khớp xương và nguyên nhân chủ yếu  là do xoắn khớp làm đứt các  mô ở xung quanh.
  • Các cơ và gân có thể bị giãn ra và đứt do cử động mạnh đột ngột quá ngưỡng

2.Sơ cấp cứu các thương tổn ở mô mềm:

Nếu vết thương chảy máu: xem bài “ Chảy máu” (bài 19 );

Nếu bị bong gân, căng cơ và bị bầm sâu thì:

  • Để nạn nhân thư giãn, cố định và nâng đỡphần bị thương ở vị trí mà nạn nhân cảm thấy dễ chịu nhất
  • Làm mát vùng bị thương bằng chườm nước đá hoặc đặt miếng gạc lạnh, sẽ làm bớt sưng, đỡ bầm và bớt đau.
  • Băng ép chỗ bị bong gân
  • Nâng cao phần bị thương để giảm lượng máu chảy đến vết thương và giảm thiểu nguy cơ bị bầm
  • Nếu bong gân nặng thì sau sơ cấp cứu, chuyển nạn nhân đến bệnh viện tiếp tục điều trị.

CẦN CHÚ Ý:
·        Miệng vết thương là cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nhiều khi trong vết thương còn có ngoại vật lọt vào như mảnh kim loại, mảnh quần áo, đất, đá, cát….mang theo vi khuẩn nguy hiểm. Khi nghi ngờ vết thương bẩn thì cán bộ y tế cần tiêm phòng uốn ván.
·        Vết thương lớn có thể gây nhiễm khuẩn nặng tại chỗ và toàn thân, dễ gây tàn phế và tử vong. Trước mắt có thể gây sốc do đau hoặc mất nhiều máu ( xem thêm bài “Mất máu” – Bài 19  và “ Sốc” –  Bài 11)
 
Bài 24: NGẤT VÀ BẤT TỈNH

   Ngất : Là  hiện tượng mất ý thức trong chốc lát do hiện tượng máu chạy nên não tạm thời bị giảm. Mạch đập rất chậm rồi dần dần trở lại bình thường .Việc phục hồi diễn ra nhanh và hoàn toàn.

  Bất tỉnh : Là trạng thái tương tự như ngất , cũng mất ý thức trong chốc lát do hoạt động bình thường của não bộ bị gián đoạn

  Hôn mê : Là hiện tượng bất tỉnh hoàn toàn , có khi với thời gian dài khó xác định.

Tuy ngất và bất tỉnh có nguyên nhân khác nhau  nhưng các dấu hiệu để nhận biết và phương thức gần như nhau.

1. Nguyên nhân của ngất và bất tỉnh:

  • Có thể là phản ứng khi quá sợ hãi hoặc tức tối ở người có hệ thần kinh dễ xúc động
  • Bị kiệt sức và đói
  • Điện giật
  • Đuối nước
  • Chảy máu nhiều
  • Co giật
  • Bệnh tim nặng . suy mạch vành .cơn đau thắt ngực ….

 2.  Dấu hiệu nhận biết :

Ngất :
Nạn nhân thấy trong người khó chịu , tối tăm mặt mũi , váng đầu , ù tai, chân tay run rẩy , đứng không vững và ngã xuống , mất ý thức tạm thời .
 
Bất tỉnh :
Nạn nhân bất thình lình ngã ra, mất ý thức , mặt tái nhợt, toát mồ hôi trán . mạch yếu và chân chậm , thở nông , có khi không sờ thấy mạch  hoặc nạn nhân ngừng thở.
 
3. Sơ cấp cứu ngất:

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa . hai chân nâng cao
  •  Nới rộng cổ áo và  thắt lưng
  • Đảm bảo phòng được thoáng khí
  • Khi nạn nhân tỉnh lại , vẫn đặt chân cao hơn đầu từ 2-3 phút, rồi mới từ từ đỡ họ dậy

Đối với một người có dấu hiệu sắp bị ngất:

  • Giúp họ ngồi lên ghế , gập người  về phía trước , đầu để giữa hai đầu gối
  • Bảo họ thở sâu vài lần
  • Đảm bảo phòng thoáng khí .

4.Sơ cấp cứu bất tỉnh:

  • Đặt nạn nhân ra chỗ thoáng khí , tránh gió lùa
  • Kiểm tra tình trạng nạn nhân: Lay mạnh hai vai và gọi to , bắt mạch và nghe hơi thở
  • Nếu mạch không đập và ngừng thở thì hà hơi thổi ngạt và ép tim.

Nguồn: ngc.com.vn