So sánh bình chữa cháy bột và binh khí CO2

29/Aug/2023

Bình bột và bình khí CO2 là 2 loại bình chữa cháy được sử dụng phổ biến hiện nay. Mỗi loại bình sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Nắm rõ tính chất từng loại bình sẽ giúp lựa chọn bình phù hợp, qua đó đảm bảo hiệu quả dập tắt đám cháy khi xảy ra sự cố.

SO SÁNH BÌNH BỘT VÀ BÌNH CO2

1. Điểm tương đồng

- Sử dụng trong tình huống khẩn cấp

Cả bình bột và bình khí CO2 đều được áp dụng để dập tắt hoặc kiểm soát đám cháy nhỏ trong các tình huống khẩn cấp.

- Hiệu quả chữa cháy tại chỗ

Cả hai loại bình đều đạt hiệu suất cao trong việc dập tắt đám cháy ngay tại chỗ, ngay khi đám cháy chưa bùng phát tới tình trạng mất kiểm soát.

- Cấu tạo gồm 3 phần chính

Cả bình chữa cháy bột và bình khí CO2 đều bao gồm thân bình màu đỏ, van áp suất trên miệng bình và loa phun.

- Cách thức chữa cháy

Sử dụng nguyên tắc chung là sử dụng khí CO2 hoặc các hợp chất để làm loãng không khí trong đám cháy, từ đó làm dịu và dập tắt đám cháy.

- Nhiệt độ bảo quản

Cả bình bột và bình khí CO2 đều có nhiệt độ bảo quản chung từ (-10) đến (+50) độ C.

2. Điểm khác biệt:

Bình bột:

- Chất chữa cháy: Sử dụng bột màu trắng khô, tỷ lệ NaHCO3 trên 80%.
- Cấu tạo: Bình có vỏ mỏng, áp suất vừa, khối lượng nhẹ.
- Nguyên tắc hoạt động: Phản ứng cùng với đám cháy, tạo khí CO2, ngăn chặn ngọn lửa.
- Khả năng chữa cháy: Có thể dập tắt các đám cháy loại A, B, C, D, K.
- Tác động đối với môi trường: Có để lại dư lượng bột NaHCO3.
- Tác động đối với con người: ít gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

Bình khí CO2:

- Chất chữa cháy: Sử dụng khí CO2 nén lỏng ở nhiệt độ cực thấp.
- Cấu tạo: Bình có vỏ rất dày, áp suất nén cao, khối lượng lớn.
- Nguyên tắc hoạt động: Phản ứng loại bỏ đám cháy bằng cách sử dụng khí CO2. Làm loãng nồng độ Oxy, làm nguội đám cháy.
- Khả năng chữa cháy: Có thể dập tắt các đám cháy loại A, D, C.
- Tác động đối với môi trường: Không gây tác động nhiều (chất khí tan ngay sau khi sử dụng).
- Tác động đối với con người: Cực kỳ nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách (gây bỏng lạnh, có thể làm nhiệt độ giảm xuống: -79 độ C).

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA BÌNH BỘT

1. Ưu điểm

- Sử dụng cho nhiều loại đám cháy khác nhau.
- Dập tắt đám cháy nhanh chóng.
- Hiệu quả vượt trội so với các loại bình chữa cháy cùng kích cỡ.
- Giá thành thấp nhưng hiệu suất cao.
- Phù hợp cho khu vực rộng lớn.
- Sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
- Lựa chọn an toàn trước nguy cơ cháy nổ.

2. Nhược điểm

- Dư lượng bột sau khi sử dụng có thể cần dọn dẹp.
- Không thích hợp cho đám cháy thiết bị điện, điện tử vì dễ làm hỏng thiết bị.
- Giới hạn tầm nhìn trong quá trình sử dụng.
- Bụi bột gây khó thở trong không gian kín.
- Yêu cầu bảo dưỡng đúng cách để đảm bảo hiệu suất.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA BÌNH CHỮA CHÁY CO2

1. Ưu điểm

- Sử dụng dễ dàng, linh hoạt và tiện lợi.
- Vệ sinh, di chuyển và bảo trì thuận tiện.
- Hiệu quả chữa cháy cho đám cháy nhỏ.
- Không gây hại cho thiết bị sau khi sử dụng.

2. Nhược điểm

- Hiệu quả chữa cháy kém ở khu vực có gió hoặc trống trải.
- Nếu không cần thận, dễ gây bỏng lạnh.
- Không thích hợp cho đám cháy than hoặc kim loại vì tạo ra khí CO độc hại.

CÁCH PHÂN BIỆT VÀ PHÂN LOẠI BÌNH BỘT VÀ BÌNH CO2

Cách phân biệt dễ nhất là:

- Bình bột có đồng hồ đo ở phía cổ bình và vòi phun nhỏ.
- Bình khí CO2 không có đồng hồ đo, có vòi phun lớn và dài.

Ngoài ra, có thể nhận biết thông qua ký hiệu trên bình. Bình bột có ký hiệu là MFZ hoặc MZFL, còn bình khí có ký hiệu là MT

ỨNG DỤNG CỦA BÌNH CHỮA CHÁY BỘT & CO2

1. Bình bột

- Sử dụng phù hợp cho nhiều loại đám cháy, bao gồm rắn, lỏng, khí.

2. Bình khí CO2

- Sử dụng cho nhiều tình huống, đặc biệt phù hợp với các đám cháy liên quan đến điện, thiết bị điện tử.

Việc so sánh giữa bình CO2 và bình bột cho thấy sự đa dạng và linh hoạt trong lựa chọn thiết bị phòng cháy chữa cháy này. Cả hai loại bình đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với các tình huống và môi trường cháy khác nhau. Việc lựa chọn loại bình phù hợp phụ thuộc vào tình huống cụ thể và yêu cầu bảo vệ an toàn, từ đó đảm bảo có sự chuẩn bị tốt nhất để đối phó với nguy cơ cháy nổ.